Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
"Donald Trump trúng cử, chính sách của Mỹ với châu Á sẽ thành thảm họa"
Nếu tỷ phú Mỹ Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của Washington với châu Á có thể sẽ trở thành một thảm họa.

 


Tờ Diplomat ngày 11/9 đăng tải bài viết của tác giả Van Jackson cho rằng, nếu tỷ phú Mỹ Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của Washington với châu Á có thể sẽ trở thành một thảm họa. 

 

Theo tác giả, mặc dù những gì ông Trump thể hiện trong thời gian qua chỉ cho một cái nhìn thoáng qua những suy tưởng về chính sách của ông, nhưng có thể hiểu được một vài điều về định hướng đối với chính sách đối ngoại nói chung và châu Á nói riêng của chính trị gia này.

 


 

Tỷ phú, chính trị gia Mỹ Donald Trump. 

 

Donald Trump tin rằng việc có một quân đội lớn, hiện đại và có khả năng là rất quan trọng trong việc củng cố vị thế của nước Mỹ trên bản đồ toàn cầu. 

 

Ông Trump tin rằng nước Mỹ cần quyền lực, nhưng không cần sử dụng nó quá nhiều. Các đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, đang quá lạm dụng các cam kết của Mỹ dẫn tới hai hệ quả là Mỹ phải duy trì sự hiện diện quân sự khi không cần thiết ở những quốc gia này và phải chịu gánh nặng kinh tế trong mối quan hệ này do không có sự cân bằng về thương mại và tăng trưởng kinh tế.

 

Trong quan hệ với Nhật Bản, ông Trump đang hướng tới sự đối đầu. Ông đổ lỗi cho Tokyo là gánh nặng quốc phòng đối với Mỹ vì quốc gia này không đủ năng lực quốc phòng. 

 

Về vấn đề Hàn Quốc, ông Trump từng lên tiếng đặt ra câu hỏi rằng tại sao Mỹ cần phải bảo vệ Hàn Quốc và còn phải bảo vệ quốc gia này trước Triều Tiên bao lâu nữa; rằng Hàn Quốc không đóng góp cho an ninh cũng như lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới; hoặc là Mỹ quá tốn kém và không có lợi khi bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên. 

 

Từ những quan điểm này của ông Trump, Van Jackson đã đưa ra cái nhìn thoáng qua về chính sách của ông Trump với châu Á trong trường hợp đắc cử mà ông mô tả là đầy "tai hại".

 

Đầu tiên, ông Trump có thể sẽ rút quân đội Mỹ khỏi châu Á và thay vào đó là một lực lượng đồn trú trên lãnh thổ Mỹ. Điều này sẽ để lại những hậu quả chiến lược rất to lớn. 

 

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại các nước đồng minh có mục đích chính là bảo vệ đồng minh, răn đen ngăn chặn chiến tranh, xâm lược. Nó cũng cho phép Mỹ có thể phản ứng nhanh với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở một nơi nào. 

 

Nếu chờ đợi triển khai lực lượng Mỹ từ lục địa của mình tới nơi nào đó một khi xảy ra khủng hoảng để đảm bảo lợi ích của mình, mọi thứ có thể sẽ trở nên quá trễ. Do khoảng cách, khi người Mỹ đến nơi, cuộc tấn công có thể đã kết thúc và Washington chỉ còn cách chấp nhận điều đó hoặc đảo ngược thành tựu của họ. Dù chọn cách nào nó cũng đòi hỏi một chi phí rất lớn.

 

Thứ hai, việc từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở châu Á, cũng đồng nghĩa với việc chính quyền Trump tự nguyện từ bỏ quyền kiểm soát leo thang. 

 


 

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những cú đánh tạo tiếng vang trong dư luận nước Mỹ, nhưng không có độ sâu do thiếu kinh nghiệm chính trị và đối ngoại. 

 

Hệ quả tất yếu của việc Mỹ đưa hết quân về đồn trú tại nhà là mỗi một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột đều có thể bùng lên thành những cuộc tấn công trả đũa phiên bản thế kỷ 21, trong đó các loại vũ khí hủy diệt sẽ được sử dụng, vì không có một trung gian mạnh đưa ra giải pháp phù hợp, không có lực lượng có thể răn đe hoặc triển khai quân đội điều hướng.

 

Một lực lượng Mỹ đóng tại nhà cũng có thể ảnh hưởng đến trật tự quốc tế khi các cuộc tấn công và trả đũa có thể sẽ diễn ra tự do và nhanh chóng leo thang đến mức độ không thể chấp nhận được, vô trách nhiệm. 

 

Nếu Mỹ không có mặt tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ tự do thống trị vùng biển này, độc chiếm nơi có tới 5.000 tỷ USD giao dịch thương mại đi qua hàng năm làm ao nhà. Nếu Bắc Kinh thành công trong việc thiếp lập sự thống trị quân sự ở Biển Đông, Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác của mình sẽ mất quyền đi lại tự do ở đó, khả năng tham gia vào thương mại toàn cầu sẽ bị cản trở hoặc ngăn chặn.

 

Cuối cùng, lập trường của ông Trump đối với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ đơn giản là nhằm phá vỡ liên minh và còn làm mất ổn định sự cân bằng vốn đã bấp bênh ở Đông Bắc Á. 

 

Nếu không có sự hiện diện của liên minh quân sự của Mỹ trong khu vực, Triều Tiên và Trung Quốc có thể sẽ tự do phát triển vũ khí hạt nhân, phá vỡ nỗ lực duy trì sự không phổ biến loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này và hệ quả là cũng không thể ngăn chặn các nước khác sở hữu nó, như Iran.

 

Nếu Mỹ rút khỏi cam kết với Nhật Bản và Hàn Quốc, nước này cũng sẽ sớm rút các cam kết với Đài Loan và hòn đảo này sẽ nhanh chóng được sáp nhập vào Trung Quốc.

 

Quan hệ hợp tác giữa Mỹ với các nước châu Á hiện nay đều ở thế đôi bên cùng có lợi. Hàng chục đời Tổng thống Mỹ trước đó cũng sẽ không dại gì xây dựng quan hệ đồng mình, triển khai lực lượng đồn trú tốn kém nếu không có lợi cho Mỹ.

 

Khẩu hiệu của ông Trump là "Hãy biến Mỹ thành vĩ đại một lần nữa", nhưng lại cố ý từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Việc từ bỏ sự to toàn cầu, cho phép sự tàn bạo quy mô lớn lên ngôi hoặc kết thúc một thế hệ hòa bình ở châu Á khi có khả năng để ngăn chặn điều đó, không phải là sự vĩ đại. 

 

Van Jackson kết luận, chính sách đối với châu Á của ông Trump kém về cả mặt đạo đức, kinh tế và theo đuổi chiến lược vô lương tâm.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ bất ngờ "mở cửa" đón 10.000 người tị nạn nhập cư (11-09-2015)
    Những khoảnh khắc không thể nào quên vụ 11/9 (11-09-2015)
    Bà Hillary Clinton thừa nhận sai lầm (09-09-2015)
    Dấu tay của Mỹ trong cuộc biểu tình tại Moldova? (08-09-2015)
    4 lần thảm bại ít được nhắc tới trong lịch sử Hải quân Mỹ (08-09-2015)
    Tại sao Mỹ tung quân đánh khắp nơi nhưng Nga lại bị ghét? (07-09-2015)
    Đội tàu hải quân Trung Quốc chạy qua vùng lãnh hải Mỹ (06-09-2015)
    Tổng thống Putin điện đàm với Tổng thống Obama bàn việc chống khủng bố (04-09-2015)
    Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều kẻ thù (03-09-2015)
    Mỹ “đau đầu” khi Trung Quốc và Nga bị nghi lấy cắp thông tin mật (02-09-2015)
    Obama tung đòn “nắn gân” Tập Cận Bình trước chuyến thăm Mỹ? (01-09-2015)
    Mỹ đã lên kế hoạch tấn công hạt nhân vào Afghanistan (30-08-2015)
    Tòa án đứng về phía chính phủ Mỹ trong vụ bê bối của NSA (29-08-2015)
    Bà Clinton so sánh phe Cộng Hòa với “tổ chức khủng bố” (28-08-2015)
    Tham vọng lập phòng tuyến chống Trung Quốc trên biển của Mỹ (27-08-2015)
    Tổng Thống Obama xin lỗi Nhật về bê bối do thám (26-08-2015)
    Mỹ điều động oanh tạc cơ B-2, sẵn sàng mọi tình huống ở Hàn Quốc (25-08-2015)
    Điều ít biết về đội quân ngoại cảm của tổng thống Mỹ (24-08-2015)
    Donald Trump không có cửa đấu với bà Clinton (23-08-2015)
    Mỹ: Tỷ phú "nổi loạn" được tín nhiệm gấp đôi em trai cựu Tổng thống Bush (22-08-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152786016.